Truyền dịch, tiêm thuốc, đặt sonde ăn, sonde tiểu tại nhà TP.HCM

Cách chăm sóc người bị bệnh lao

Để chăm sóc tốt cho người bệnh bị lao thì chúng ta cần biết!

Bệnh Lao là gì?

Bệnh lao do một loại vi khuẩn gọi là Mycobacterium tuberculosis gây ra khi vi khuẩn này lây lan từ người này sang người khác qua các giọt nhỏ li ti được phát tán vào trong không khí. Điều này có thể xảy ra khi một người đang mắc bệnh lao ở dạng hoạt động nhưng chưa được điều trị mà ho, nói chuyện, hắt hơi, khạc nhổ, cười hay hát.

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH LAO

  • Ho kéo dài trên 3 tuần hoặc lâu hơn
  • Ho ra máu tươi
  • Đau ngực, hoặc đau khi hít thở hoặc ho
  • Sụt cân không chủ ý
  • Mệt mỏi
  • Sốt từng cơn hoặc sốt theo cử
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Ớn lạnh
  • Biếng ăn

ĐƯỜNG LÂY BỆNH

Bệnh Lao phổi là một bệnh lây truyền qua không khí. Vì thế khi chăm sóc bệnh tại nhà cần lưu ý:

  • Cách ly người bệnh với những thành viên khác trong gia đình
  • Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người thân trong gia đình
  • Không tiếp xúc với trẻ em hay những người có hệ miễn dịch kém
  • Không đến những nơi công cộng, đông người, hạn chế các cuộc gặp gỡ không thật sự cần thiết

  • Thời gian điều trị lao thường từ 6 tháng đến 12 tháng tuỳ loại bệnh lao
  • Người bệnh hay sốt từng cơn: nếu người bệnh lên cơn sốt cho uống nhiều nước, nên hạn chế dùng thuốc hạ sốt -> thuốc sẽ làm tăng men gan do thuốc, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
  • Nôn ói do thuốc kháng lao: người chăm sóc cần động viên người bệnh cố gắng ăn, chia nhiều bữa nhỏ, tránh bỏ cử.
  • Trong thời gian 1~3 tháng đầu dùng thuốc kháng lao có nhiều triệu chứng: chán ăn, buồn nôn, ói mửa, sốt nhiều lần, tiêu chảy, ho khan nhiều, đau nhứt các khớp,…
  • Thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng như tập thể dục, đọc sách, đi dạo nhưng tránh nơi đông người.
  • Nghỉ ngơi: Ngủ đủ giấc mang lại hiệu quả nghỉ ngơi tốt nhất. Thời gian ngủ lý tưởng của bệnh nhân lao phổi là trưa ngủ 1-2 tiếng, tối ngủ 7-8 tiếng
  • Cần phải cho bệnh nhân tắm giặt và vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thay quần áo mỗi ngày.

KHI THẤY CÁC TRIỆU CHỨNG NÀY ĐẾN KHÁM NGAY CƠ SỞ Y TẾ

  • Khó thở
  • Vàng da, vàng mắt
  • Phát ban trên da hoặc toàn thân
  • Ho ra máu tươi
  • Đau, chướng vùng bụng
  • Châm chích hoặc tê xung quanh miệng
  • Thị lực mờ hoặc thay đổi
  • Ù tai, mất thính giác

Người bệnh phải tuân thủ điều trị lao theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc để đạt hiệu quả điều trị. Tránh lây nhiễm lao cho người xung quanh bằng cách

  • Dùng khẩu trang hoặc ít nhất có khăn che miệng khi tiếp xúc nói chuyện với người khác
  • Khi hắt hơi, ho, không khạc nhổ bừa bãi
  • Khạc đờm vào khăn giấy rồi đốt
  • Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên
  • Đảm bảo vệ sinh môi trường nơi ở của người bệnh thông khí tự nhiên (cửa ra vào, cửa sổ  thông thoáng), có ánh nắng.
  • Thường xuyên phơi nắng đồ dùng cá nhân, chiếu, chăn, màn…

Chế độ dinh dưỡng rất cần thiết cho người mới bệnh thì mới giúp tăng hiệu quả điều trị và đẩy mạnh tiến độ hồi phục.

Các chất dinh dưỡng sau cần thường xuyên có mặt trong bữa ăn của người bệnh Lao như bổ sung kẽm từ thịt bò, gan, hạt bí ngô, ngũ cốc, các loại hạt…

Các loại Vitamin A, E, C: trong rau, củ, quả, cá biển, thịt, gan. Sắt có trong mộc nhĩ, nấm hương, đậu nành hay lòng đỏ trứng…. Vitamin K, B6 có nhiều trong rau xanh, gan, thịt lợn, đậu, đỗ, khoai tây, chuối, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt…

Người bệnh lao phổi có thể trạng kém, chán ăn do tác dụng phụ từ thuốc do vậy cần phải đa dạng các món ăn, lựa chọn những món ăn mà người bệnh thích đồng thời chia nhỏ các bữa ăn

Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp những người bệnh điều trị tại nhà hiệu quả hơn!

 

Thanh Tấn

 

 

 

Trả lời

Your email address will not be published.

*

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo